Máy tập gym trong các phòng tập thể hình có rất nhiều loại, nhưng nó dùng để làm gì và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng GYMWHEY điểm qua các loại máy thường gặp nhất và công dụng của chúng với sức khỏe của bạn nhé!
3 tiêu chí phân loại máy tập gym thường thấy
Máy tập gym là các thiết bị được sử dụng trong các phòng tập thể dục để hỗ trợ các bài tập thể hình. Những thiết bị này thường được đầu tư khá nhiều chi phí với mục tiêu giúp người tập tập luyện hiệu quả hơn, tránh chấn thương và đạt được mục tiêu tập luyện nhanh hơn.
Các loại máy tập gym thường được phân loại theo các tiêu chí sau:
Theo nhóm cơ tập luyện: máy tập cơ ngực, máy tập cơ vai, máy tập cơ tay, máy tập cơ chân, máy tập cơ bụng, máy tập cơ lưng,...
Theo chức năng: máy tập cardio, máy tập sức mạnh, máy tập chức năng,...
Theo mức độ tập luyện: máy tập dành cho người mới bắt đầu, máy tập dành cho người tập trung cấp, máy tập dành cho người tập chuyên nghiệp,...
Một số dòng máy tập gym phổ biến hiện nay
Hiện nay, khi đến các phòng tập gym, bạn sẽ thấy có 3 loại máy tính là máy tập tim mạch, máy tập thể lực và cuối cùng là các dụng cụ tập gym.
Máy chạy bộ
Chắc hẳn đây sẽ là kiểu máy tập gym quen thuộc nhất vì độ phổ biến của nó. Để có trải nghiệm thoải mái nhất, bạn có thể cài đặt quãng đường đi, vận tốc phù hợp với nhu cầu của mình. Đây được xem là loại máy tập tim mạch và cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân tốt.
Loại máy này thường xuất hiện ở mọi phòng tập gym. Trên máy còn được thiết kế màn hình giải trí hoặc nơi kẹp điện thoại, để bạn vừa rèn luyện thể chất nhưng vẫn có thời gian giải trí thư thả.
Dù tên là máy chạy bộ, nhưng nó lại có tác động đến toàn bộ cơ thể, nhất là phần chân. Với các dòng cao cấp thì các tính năng được tích hợp cũng nhiều hơn, để bạn có thể cùng lúc rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho mình. Thậm chí, bạn còn có thể tự mua máy chạy bộ về nhà với giá thành khá rẻ.
Xe đạp tập gym
Xe đạp tập gym có khá nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là kiểu xe đạp thẳng đứng. Với kích thước nhẹ và thiết kế nhỏ gọn, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt nó tại nhà như máy tập gym tại nhà cá nhân.
Khi tập bằng xe đạp tập gym kiểu thẳng đứng, cơ thể sẽ được tác động ở phần cơ bụng, lưng, cánh tay và phần cổ là chủ yếu. Nếu bạn duy trì thói quen tập luyện máy tập bụng cho nữ thường xuyên, bạn sẽ thấy lượng mỡ trong cơ thể giảm đi rõ ràng mà không gây cảm giác mệt mỏi. Có thể trong những ngày đầu tập luyện, bạn sẽ có cảm giác đau mỏi cơ nhất là ở vùng chân. Tuy nhiên, khi đã quen dần thì cơ thể sẽ quen với nhịp độ tập và sự đau mỏi sẽ biến mất.
Máy ép chân
Đây cũng là kiểu máy tập thể hình khá phổ biến thường có trong các phòng tập gym. Máy ép chân thường được sử dụng để luyện tập phần thân dưới, tác động lên cơ đùi trước, đùi trước và sau, cơ hông và cơ bắp chuối chân. Với thiết kế có ghế tựa đằng sau, bạn sẽ được rèn luyện tư thế đúng khi sử dụng máy, không dây đau đớn hay tổn thương cho cơ thể.
Máy ép ngực
Thiết bị máy tập gym này được dùng để tập cơ ngực là chủ yếu. Về cách sử dụng, bạn cần sử dụng hai tay đặt ở phần tay cầm máy, và liên tục kéo cáp để nó chuyển động liên tục. Loại máy này ó thể sử dụng cho cả nam và nữ trong phòng gym.
Máy tập cơ xô
Máy kéo xô thường chú trọng vào cơ lưng của bạn. Về cách dùng, bạn sẽ ngồi trên ghế máy tập xô và dùng sức kéo thanh tạ xuống, nhưng phải dùng sức từ lưng thì mới đúng tư thế. Nhờ đó, bạn rèn luyện cơ lưng nhưng không gồng quá sức dẫn đến làm mỏi bắp tay.
Các dụng cụ tập gym khác
Bên trong phòng tập, ngoài các máy móc được đầu tư chỉnh chu thì cũng không thiếu các dụng cụ tập gym bổ biến.
Thanh tạ đòn: tăng cường sức mạnh, săn chắc cơ bắp, cải thiện xương khớp.
Tạ cầm tay: Kích thước đa dạng từ 2kg đến 45 kg, gồm 2 loại là tạ cố định và tạ có thể điều chỉnh cân nặng.
Tạ nắp ấm: tăng độ bền, sức mạnh, cân bằng trọng lực và sức khỏe tim mạch.
Đĩa tạ: Các thanh tạ đòn thường dễ dàng cho bạn điều chỉnh cân nặng tùy theo nhu cầu lúc tập. Khi muốn điều chỉnh, bạn có thể sử dụng các đĩa tạ để thay đổi trọng lượng. Có khá nhiều các đĩa tạ khác nhau được chia theo nhiều mức cân nặng.
Những tiêu chí cần nhớ khi lựa chọn máy tập gym ưng ý
Khi lựa chọn máy tập gym, cần lưu ý đến các yếu tố sau:
Mục tiêu tập luyện: Bạn cần xác định mục tiêu tập luyện của mình là gì để lựa chọn máy tập phù hợp.
Tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Mức độ tập luyện: Nếu bạn là người mới bắt đầu, nên lựa chọn máy tập có mức độ tập luyện nhẹ nhàng.
Kích thước và trọng lượng: Máy tập gym cần được lựa chọn phù hợp với kích thước và trọng lượng của cơ thể.
Bảng giá: Giá thành máy tập gym có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên của GYMWHEY đã hướng dẫn bạn những loại máy tập gym phổ biến nhất. Nếu muốn tập tại nhà khi có điều kiện, hiện nay bạn cũng có thể tự mua máy về nhà để lắp đặt và sử dụng theo nhu cầu.
(GYMWHEY)
#QC: Nutrex Anabol Hardcore, ABE Pre workout
Nhận xét