Stress là một biểu hiện thường thấy của cơ thể khi phải đối mặt với áp lực, khó khăn. Trong nhịp sống hiện đại, áp lực công việc và học tập ngày càng nhiều hơn khiến áp lực cũng tăng thêm. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiên trọng trong sức khỏe, cùng GYMWHEY Tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Lý giải khái niệm stress là gì?
Stress là một trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, bồn chồn, khó chịu. Nó là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với những tình huống khó khăn hoặc áp lực. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe, trong đó có mất ngủ.
Những áp lực này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Tình huống khó khăn hoặc áp lực: Ví dụ, công việc quá tải, áp lực tài chính, mâu thuẫn trong các mối quan hệ,...
Sự kiện đau buồn hoặc mất mát: Ví dụ, mất mát người thân, mất việc làm,...
Yếu tố sinh học: Ví dụ, các bệnh lý mãn tính, rối loạn nội tiết tố,...
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có stress. Việc áp lực dẫn đến mất ngủ thường gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm:
Giảm khả năng tập trung và ghi nhớ: Khi thiếu ngủ, não bộ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, dẫn đến suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Làm tăng nhịp tim, huyết áp và cholesterol, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường:Làm giảm khả năng sản xuất insulin của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm và lo âu: Tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm và lo âu.
Cách khắc phục stress mất ngủ hiệu quả
Để khắc phục mất ngủ hiệu quả, cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
Giảm áp lực: Hãy tìm cách giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như tập thể dục, thiền, yoga,...
Cải thiện giấc ngủ: Hãy xây dựng thói quen ngủ khoa học, chẳng hạn như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,...
Thăm khám bác sĩ: Nếu áp lực và mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Một số mẹo hạn chế mất ngủ cho người bị stress
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thực hiện stress relief, tức là những hoạt động giảm stress và cải thiện giấc ngủ tốt nhất.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm đau. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể tự tập thể dục ở nhà, tham gia các phòng tập gym hoặc cùng đi tập thể dục với bạn bè, người thân.
Thiền hoặc yoga
Thiền và yoga giúp thư giãn tâm trí và cơ thể. Mấu chốt của thiền là giúp bạn quay về với cơ thể bên trong và biết cách điều hòa nhịp thở. Liệu pháp này được khoa học chứng minh giúp giảm bớt lo lắng các suy nghĩ bên trong. Ngoài ra, yoga cũng làm cơ thể dẻo dai hơn và duy trì sức khỏe tốt hơn.
Dành thời gian cho những người thân yêu
Dành thời gian cho những người thân yêu giúp bạn cảm thấy được yêu thương và quan tâm, từ đó giảm bớt căng thẳng. Khi được chia sẻ, trao đổi những suy nghĩ của mình với người khác, bạn sẽ được giải đáp nhiều vấn đề, suy nghĩ thoáng hơn và tìm được cách giải quyết những vấn đề stress nặng mình đang gặp phải.
Làm những việc bạn thích
Làm những việc bạn thích giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tận hưởng cuộc sống. Ngoài thời gian cho công việc, bạn nên dành thời gian rảnh rỗi cho các sở thích cá nhân. Bạn có thể tham gia một workshop học thêu, viết lách, học chơi nhạc cụ, học làm barista,... Đây sẽ là những sở thích lành mạnh giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn và thôi lo nghĩ về các áp lực cuộc sống.
Tạo thói quen ngủ khoa học
Để hình thành nên một giấc ngủ khoa học, bạn cần học cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Để giúp cơ thể dễ dàng rơi vào giấc ngủ, nên tạo một môi trường phù hợp để giấc ngủ đến dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn không gian tối, thay thế giường bằng nệm, thường xuyên vệ sinh chăn ga. Đây sẽ là những môi trường phù hợp để bạn ngủ ngon hơn và ít stress hơn.
Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm trì hoãn giấc ngủ. Đây là điều ai cũng biết, nhưng thói quen sử dụng điện thoại quá phổ biến. Thay vào đó, trước khi ngủ 30 phút, bạn nên đọc sách hoặc thư giãn nhẹ nhàng để dễ ngủ hơn và giấc ngủ sâu hơn.
Tránh sử dụng caffeine và rượu bia trước khi đi ngủ
Caffeine và rượu bia có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Theo khoa học chứng minh, cơ thể tốn trung bình từ 1,5 đến 9,5 giờ để mức độ caffeine trong máu được tiêu thụ 50%. Điều này giải thích lý do ly cafe bạn uống lúc 3 giờ chiều sẽ khiến bạn không thể ngủ được lúc 9 giờ tối.
Lời kết
Stress vốn dĩ là một phản xạ không thể tránh khỏi của cơ thể. Do đó, điều duy nhất để bạn giảm được những áp lực này là thay đổi cách suy nghĩ và thói quen sinh hoạt của bản thân, điều hòa cơ thể.
(GYMWHEY)
Nhận xét